More

    Bàn về việc học cùng “Sếp” Hoàng Nam Tiến – FPT

    Tuần này thì mình học được khá nhiều kiến thức và tư duy mới thông qua video phỏng vấn của anh Hoàng Nam Tiến – cựu chủ tịch FPT Telecom cùng với anh Quốc Khánh.

    Buổi phóng vấn xoay quanh những câu hỏi và những câu trả lời về chủ đề sự học và những triết lý kinh doanh, lãnh đạo của anh Tiến và tập đoàn FPT.

    Link chi tiết video mình sẽ để dưới đây. Cảm ơn Vietsuccess đã cung cấp một buổi phỏng vấn quá hay và ý nghĩa.

    Dưới đây là những bài học mà mình nhận được từ video này, cùng với những câu nói tâm đắc và lối tư duy mới. Hi vọng nó có ích cho công cuộc kinh doanh, quản trị và đầu tư của các bạn.

    Lý do chuyển sang mảng giáo dục

    Trước 20 tuổi: Làm bất kỳ cái gì chúng ta thích

    Trước 30 tuổi: Đi làm và tìm cho được sếp tốt, người dẫn lối cho mình

    Trước 40 tuổi: Cố gắng kiếm được càng nhiều tiền càng tốt

    Trước 50 tuổi: Làm được cái gì đó cho cuộc đời này

    Trước 60 tuổi: Chia sẽ những gì mình có được.

    Đọc được nhiều sách, khi làm ở FPT thì đặt mục tiêu mấy năm sẽ đi học. Học các trường nổi tiếng hoặc khóa học ngắn hạn.

    Khi làm ở FPT, có thói quen đọc một cuốn sách 500 trang sau đó viết recap lại còn 10-30 trang, để các bạn trẻ đọc được, nếu họ hứng thú họ sẽ đọc đầy đủ quyển sách.

    Cam kết cá nhân dành 100 giờ để đi dạy.

    Sự kết hợp giữa STEM và MBA

    Phần lớn lãnh đạo là dựa vào kinh nghiệm và trực giác lãnh đạo, 2 điều này làm cho lãnh đạo trở nên tài giỏi và khác biệt hay không.

    Tuy nhiên, cuộc sống đã thay đổi với Big Data, nền tảng AI phát triển, với hệ thống xử lý dữ liệu.

    Data Driven Business, dùng dữ liệu để đưa ra các quyết định dựa trên con số, dữ liệu, kiến thức, tri thức để đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn, rõ ràng hơn, minh bạch hơn.

    Dữ liệu phải được chọn lọc, sắp xếp, thiết kế cho phù hợp.

    Lãnh đạo bằng trực giác và dữ liệu 

    Nói một chút về trực giác lãnh đạo, thì những nhà lãnh đạo tài ba thì thường học giỏi nhưng không học quá giỏi, cùng với đó có một số tính cách lập dị, do kiến thức họ nạp nhiều qua các năm nên khiến cho họ đưa ra quyết định khác với đám đông và tạo ra sự khác biệt, đột phá.

    Câu chuyện cách đây 10 năm, Tập đoàn FPT từ bỏ các mảng như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán để tập trung vào thế mạnh mảng công nghệ. Quyết định đi ngược xu thế này được dựa rất rất nhiều buổi gặp mặt của anh Bình và các doanh nhân thế giới.

    Quyết định gần nhất tại FPT Telecom 

    Câu chuyện cơn bão đổ vào miền Trung vào tháng 9/2020, cần 15-21 ngày để khắc phục sự cố, làm sao khách hàng chấp nhận đứt mạng 2-3 tuần. Vì vậy, FPT Telecom lập ra Trung tâm khoa học dữ liệu , tổ chức nghiên cứu phân tích dữ liệu trước, trong và sau khi bão xảy ra, bao nhiêu thuê bao gia đình bị ảnh hưởng, cần bao nhiều người, cần bao nhiêu lâu. Sau đó, tập hợp lực lượng từ HCM, Hà Nội, Đà Nẵng gần 240 kỹ sư, bay thẳng ra Huế, chỉ mất 4.5 ngày để xử lý toàn bộ xử cố trong khi kinh nghiệm trước đó là mất 2-3 tuần.

    Kinh nghiệm cũ và data mới khiến ta khó ra quyết định?

    Biết mình biết địch trăm trận không quy – Binh Pháp Tôn Tử

    Ra quyết định dựa trên phân tích. Phân tích về thị trường, khách hàng, xu hướng công nghệ và đưa ra quyết định chúng ta sẽ làm gì.

    Cá thể hóa khách hàng – họ đang thích xem cái gì, muốn xem cái gì, đề xuất cái gì.

    Một quyết định sai lầm dựa trên dữ liệu

    Thu thập dữ liệu và đưa ra chiến lược, nào ngờ phương pháp luận thu thập dữ liệu không đúng, do quá tin vào kinh nghiệm của đồng nghiệp, dẫn đến Chiến lược đưa ra bị sai.

    Thói quen tiêu dùng => Hành vi khách hàng => Kết luận => Chiến lược kinh doanh

    2 Phương pháp thu thập dữ liệu

    • Cách truyền thống, nghĩ sẵn 1 số việc, đặt 1 số câu hỏi và cố gắng lấy dữ liệu để trả lời câu hỏi đó. Phương pháp này IBM đứng đầu.
    • Cách 2, tự dữ liệu nó nói ra, tìm các điểm kì dị, các điểm tập trung và tự dữ liệu sẽ nói ra những điều mà nó phản ánh được. Phương pháp này Google đi đầu.

    Phương pháp lý luận 4 chiều của MBA

    Phong trào đi học MBA và khi học MSB ở FPT

    • Hệ thống hóa lại những gì các bạn đã biết – những gì trường kinh doanh dạy bạn;
    • Cung cấp thêm những điều bạn chưa bao giờ biết – những gì trường Quản trị kinh doanh không dạy bạn;
    • Networking không phải là lợi ích duy nhất mà là lợi ích tôi đánh giá cao nhất khi học MBA – mối quan hệ với thầy, với các bạn trong lớp.

    Phương pháp luận 4 chiều

    • Học từ thầy – lãnh đạo – boss – (Không thầy đố mày làm nên)
    • Học từ những người trẻ hơn – rocky – giỏi về 1 lĩnh vực nào đó – (Con hơn cha là nhà có phúc)
    • Học từ bạn – (Học thầy không tày học bạn)
    • Tự học (Self-learning)

    Networking sẽ giúp bạn học được cái gì đó hoặc giải quyết được những bài toán khó có khi mất vài tuần, chỉ cần 1 cú điện thoại với bạn bè hoặc đối tác là giải quyết trong vài giờ.

    Trải nghiệm việc unlearn

    Lifelong learning: học, học nữa, học mãi. Nếu không học suốt đời thì bạn sẽ lạc hậu và bị đào thải.

    Cuốn sách Think Again (Tái tư duy): Quên đi những điều đã học, để học những điều mới.

    “Nghĩ khác, làm khác”, nhưng đôi khi đi sớm quá cũng không dễ thành công. Làm sao để cân bằng.

    Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chọn ai cùng đồng hành, chọn chỗ nào để bắt đầu, thời điểm để thực hiện.

    Ứng dụng kiến thức quốc tế vào Việt Nam

    Nó có độ trễ 3-5 năm, nhưng sẽ có ở Việt Nam trong tương lai. Vì vậy, bạn cần có tầm nhìn để chuẩn bị trước cho sự kiến đó.

    Câu chuyện đi học Distribution Management và xây dựng công ty FPT phân phối vào năm 2003. Đưa những hệ thống như quản lý nhà cung cấp, quản lý hệ thống phân phối, quản lý hàng tồn kho, quản lý công nợ, xây dựng hệ thống phân phối trên cả nước,… Sau đó, 2007 đánh bật cty của bạn mình khỏi thị trường Việt Nam.

    10 năm nữa ngành giáo dục sẽ như thế nào?

    Người máy sẽ thay thế rất nhiều con người ở trong nhiều công việc, mỗi việc mất đi sẽ có 1,2 – 1,5 việc làm mới xuất hiện. Nhưng phẩm chất của người làm việc trong 10 năm tới sẽ khác.

    Phương pháp luận Huấn luyện viên – coach/ mentor – đi vào thực tiễn hơn là lý thuyết,

    Zone of Excellence – Điểm xuất chúng – mỗi người sẽ có điểm xuất sắc. Học từ rocky về mạng xã hội, cách tiếp xúc với người trẻ. Người phát huy được những điểm xuất sắc đó, sẽ trở thành coach của mọi người khác, biến doanh nghiệp thành trường học.

    Điều cản trở nhà lãnh đạo đi học?

    “I know” – “ tôi biết rồi “ – câu cửa miệng của phần lờn các lãnh đạo ngày nay chỉ dừng lại ở những kiến thức bề nổi.

    Mô hình: Dữ liệu (data) – Chọn lọc data có ích gọi là Thông tin (information) – sử dụng trong công việc sẽ thành Kiến thức (knowledge) – Trí tuệ (wisdom) lên tới mức này là có thể đi dạy được. Lên mức này trong một lĩnh vực hẹp => coach/mentor.

    “Data – Information – Knowledge – Wisdom”. Thách thức của người làm lãnh đạo là phải có một lượng kiến thức tổng hợp đủ lớn ở mức độ Wisdom – Trí tuệ.

    Để đạt đến ngưỡng Wisdom, các lãnh đạo phải học như thế nào?

    Điểm mạnh và điểm yếu của Sếp Tiến

    Điểm mạnh của Sếp Tiến: chịu khó học và học từ mọi tầng lớp.

    Câu chuyện học từ anh xe ôm – dùng 3 tờ giấy để lót mũ – chăm sóc khách hàng – nghệ thuật cạnh tranh.

    Điểm yếu: “lãnh đạo thì không hoàn hảo”, đội ngũ sẽ bù được điểm yếu của mình.

    Triết lý sử dụng nhân sự

    Triết lý “Ngũ hành”:

    • CEO là trung tâm,
    • CSO: Giám đốc kinh doanh, kiếm tiền
    • CMO: Giám đốc marketing, tiêu tiền
    • CFO: Giám đốc tài chính, giữ tiền
    • CHRO/COO – Tên mới là Human Capital Managment: nhân sự, quản lý con người
    • CTO: Giám đốc công nghệ

    Tất cả các ông này cãi nhau suốt ngày nhưng luôn lấy CEO làm trung tâm.

    Trong một tổ chức mà lãnh đạo toàn những ông hợp nhau thì chỉ phù hợp để đánh tá lả hoặc đánh golf thôi.

    Họ phải là những người lãnh đạo rất khác nhau, có thể không thân nhau trong cuộc sống nhưng họ bổ sung cho nhau những điểm yếu.

    Ví dụ như CEO thì nhân hậu nhưng Giám đốc CSO phải là người khắt khe. Ông CMO thì tiêu tiền thì ông CFO phải biết giữ tiền. CEO có thể giỏi một chút về công nghệ nhưng CTO phải hiểu sâu, hiểu rộng về ngành này.

    Ba vai trò lãnh đạo:

    • Định hướng và triển khai chiến lược;
    • Chọn người để làm;
    • Xây dựng chính sách và tầm nhìn xa trong rộng.

    Phong cách lãnh đạo đã thay đổi như thế nào qua các thời?

    Lãnh đạo cần học về triết học thế giới, lịch sử, vì nó có quy luật lặp đi lặp lại, casestudy bản chất là lịch sử.

    Áp dụng được Khoa học và công nghệ

    5 yếu tố mà lãnh đạo cần:

    • Tố chất tài năng: thông minh hơn người,…
    • Phẩm chất thông qua rèn luyện: đúng giờ, kỷ luật, làm việc nhóm,…
    • Kiến thức phải qua việc học;
    • Năng lực qua thử thách, thực chiến “thao trường đổ mồ hồi chiến trường bớt đổ máu”;
    • Kinh nghiệm cần có thời gian, có những điều chỉ có năm tháng mới dạy được;
    • May mắn gặp đúng thời.Trải nghiệm kết hợp Đông Tây

    Đã làm kinh doanh thì “Đông Tây Y kết hợp với thầy cúng” có thêm yếu tố may mắn.

    Hệ thống phương Tây thì rất tốt nhưng thiếu chữ “Thương”. Doanh nghiệp Việt Nam cần phải chăm lo cho đồng nghiệp, cộng đồng và xã hội.

    Latest articles

    spot_imgspot_img

    Related articles

    Leave a reply

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    spot_imgspot_img